Bản Tin NQH TUTOR

3 Lợi Ích Của Checklist Trong Học Tập Năm 2022

3 Lợi Ích Của Checklist Trong Học Tập Năm 2022

08/09/2024

3 Lợi Ích Của Checklist Trong Việc Học Năm 2022 l Rất nhiều bạn học sinh cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng do chưa thể kiểm soát tốt giữa việc học với những việc khác trong cuộc sống hàng ngày. Vậy đâu là giải pháp cho các bạn? Cùng đọc bài viết này để hiểu rõ về checklist cùng những lợi ích của checklist trong học tập nhé!

Checklist trong học tập

Checklist là gì?

Checklist là một danh sách cụ thể những công việc cần được thực hiện để hướng đến những mục tiêu đề ra để đảm bảo được công việc không bị bỏ sót. Do đó, bạn cần phải có những checklist để có thể liệt kê những công việc từ nhỏ đến lớn trong một ngày.

3 lợi ích của Checklist bạn phải biết!

Checklist trong học tập (1)

1. Rèn thói quen sống có tổ chức

Đối với học sinh nhỏ tuổi, checklist gồm các nhiệm vụ đơn giản có thể giúp các em làm quen với quy trình, tổ chức việc học tập và đưa ra một lộ trình để hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp. Các học sinh lớn hơn cũng có thể làm tất cả những điều trên.

Checklist cũng đóng vai trò bộ nhớ hỗ trợ khi các em gặp phải các nhiệm vụ không quen thuộc, phức tạp dẫn đến việc mình dễ bỏ sót nếu không được nhắc nhớ.

Checklist trong học tập (2)

2. Sống chủ động và tự trách nhiệm với chính mình

Checklist giúp học sinh cảm thấy chủ động và có trách nhiệm bằng cách loại bỏ những trở ngại trên con đường thành công, chẳng hạn như “Tôi không biết rằng chúng ta cần phải làm việc đó” hay “Tôi quên không làm phần đấy rồi”.

Với checklist, những việc cần hoàn thành đều đã được liệt kê ra nên các bạn học sinh sẽ tránh được việc bỏ quên các đầu việc nhỏ, đảm bảo thực hiện đầy đủ các công việc trong dây chuyền.

Checklist trong học tập (3)

3. Hình thành sức mạnh của sự kỷ luật và tập trung

Checklist thúc đẩy học sinh hoàn thành nhiệm vụ. Thay vì mất tập trung và quên mất mình phải bắt đầu từ đâu hoặc hoàn toàn từ bỏ nhiệm vụ, các em luôn biết mình đang ở đâu trong một nhiệm vụ hoặc dự án. 

 

 

Một số vấn đề có thể gặp phải khi sử dụng checklist

Các bạn học sinh hãy chú ý những việc sau để có thể sử dụng checklist hiệu quả hơn:

  1. Thiếu kỷ luật, bị xao nhãng hoàn thành checklist.
  2. Để việc quá nhiều, không đo lường được khối lượng công việc.
  3. Không xem checklist thường xuyên dẫn đến việc dễ quên những đầu công việc đã liệt kê.

 

Thế nào là một checklist "đúng"?

Để có được một checklist hiệu quả, các bạn học sinh hãy tham khảo những điều sau:

  1. Khung công việc: Các bạn có thể phân chia rạch ròi giữa các thể loại công việc của mình như việc học trên lớp, việc học thêm và các hoạt động sở thích khác. Việc này giúp các bạn có thể kiểm soát được tiến độ của từng công việc khác nhau.
  2. Khung thời gian: Việc chia ra các khung thời gian cụ thể Sáng - Chiều - Tối sẽ giúp các bạn làm việc có tổ chức hơn và cố gắng sắp xếp thời gian để hoàn thành trong khung thời gian đã đề ra.
  3. Phải có deadline: Tương tự, với việc tự đặt ra thời hạn hoàn thành, các bạn sẽ có động lực để thu xếp công việc sao cho phù hợp với kế hoạch tổ chức ta đã bày ra.
  4. Số lượng công việc vừa đủ: Một checklist quá nhiều đầu việc không cho thấy hôm đó bạn là một người chăm chỉ mà điều đó có thể là bạn đang tự bắt mình quá nhiều việc mà không tập trung được vào việc mình cần hoàn thành. Hãy đưa ra mức độ quan trọng của công việc để có thể ưu tiên nguồn lực trong ngày.
  5. Thời điểm tốt nhất để viết checklist - Buổi tối trước ngày hôm sau: Việc tự mình viết ra checklist từ tối hôm trước sẽ giúp các bạn biết mình cần làm gì vào ngay đầu hôm sau.

 

Với bài viết trên, NQH TUTOR hi vọng rằng các bạn học sinh có thể ứng dụng checklist vào việc học để có thể tổ chức cuộc sống mình một cách gọn gàng hơn và hiệu quả hơn nhé!

Danh mục
Bài viết khác
30 Câu Nói Tiếng Anh Giúp Cảm Hứng Dâng Trào, Tiếp Thu Ào Ào
07/02/2023
Chẳng cần ai khác, hãy tự tạo cảm hứng học tập bằng những câu nói tiếng Anh truyền động lực cực ý nghĩa dưới đây nhé!
Thầy Minh Tú - Nỗi Buồn Chia Tay Học Sinh Cuối Cấp
22/02/2023
Là giáo viên luyện thi Đại học, ai ai cũng mong chờ đến ngày các em học sinh hoàn thành tất cả bài thi và lần lượt khoe điểm số. Thế nhưng để đi đến ngày vinh quang đó, bất cứ giáo viên nào cũng sẽ trải qua một khoảng thời gian khó khăn nhất mà ít ai nhắc tới. Đó chính là buổi học cuối cùng để dặn dò và chia tay các em học sinh.
Người thầy cũng có một người thầy: Từ con số khô khan đến cách giải bài toán cuộc đời
09/11/2023
Đó là hành trình đáng nhớ từng bước tiến tới đam mê làm nghề giáo của cô Thái Mẫn tại tập 1 của series “Người Thầy Cũng Có Một Người Thầy”.
Hệ Thống Giáo Dục NQH Tham Dự Tọa Đàm “Kết Yêu Thương, Tạo Thay Đổi”
11/10/2023
Hệ thống giáo dục NQH đồng hành cùng Báo Thanh Niên trong tọa đàm “Kết yêu thương, Tạo thay đổi” vào sáng ngày 10/10/2023 vừa qua.
Giúp con yêu thích học Tiếng Anh là điều tự hào số 1 của cô
28/09/2023
Khoan nói về điểm cao hay học tốt, điều tự hào nhất của cô Ái Trâm lại chính là cơ hội giúp con yêu thích học Tiếng Anh lại từ những bước đầu tiên.
8 Phương Pháp Ba Mẹ Nên Áp Dụng Giúp Con Trẻ Tự Tin Hơn
09/08/2022
Các ba mẹ hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây để dạy trẻ tự tin khi giao tiếp, đặc biệt là dạy trẻ tự tin trước đám đông. Bởi khi tự tin các con sẽ biết mình là ai, mình muốn gì, và cần làm những gì.