Làm sao để vượt qua nỗi sợ phòng thi là trăn trở không chỉ của các sĩ tử mà còn là của các bậc phụ huynh và giáo viên trong mùa thi sắp đến.
Chỉ còn 3 tháng cuối cùng chạy nước rút, ắt hẳn tâm lý e ngại và băn khoăn làm sao để vượt qua nỗi sợ phòng thi luôn bao trùm lấy các em học sinh. Nỗi sợ đó ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình ôn tập và thi cử. Vậy nỗi sợ “hãi hùng” đó bắt nguồn từ đâu?
Trên một bài báo, Thạc sĩ Giáo dục Chế Dạ Thảo, Trưởng bộ môn kỹ năng, ĐH Công Nghệ TP.HCM (HUTECH) đã chia sẻ thí sinh thường hay lo lắng và cảm thấy quá áp lực khi phải vượt uqa nỗi sợ phòng thi vì hiểu được tầm quan trọng của kỳ thi đối với bản thân và tương lai. Chính vì càng biết nhiều, càng thấu hiểu nên tâm lý sợ hãi đó cứ luôn thường trực và có dấu hiệu “lây lan” từ học sinh này qua học sinh khác.
Áp lực và sự so sánh từ phía gia đình cũng là yếu tố khiến các sĩ tử mất bình tình. Ngoài ra, nỗi sợ vô hình này còn xuất phát từ sự thiếu tự tin của bản thân mỗi học sinh về năng lực và kiến thức mình có, đặc biệt nhất là những môn học không phải sở trường.
Vậy các sĩ tử sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu không vượt qua nỗi sợ phòng thi?
Rất nhiều học sinh có thể dễ dàng rơi vào trạng thái lo sợ bởi vì những lý do mà NQH TUTOR nhắc đến bên trên mặc dù kết quả học tập hiện tại của học sinh đó tốt hay không. Theo Trưởng bộ môn Kỹ năng HUTECH, nếu không thể vượt qua nỗi sợ phòng thì thì các sĩ tử có thể gặp phải những trường hợp sau:
1 |
Căng thẳng tột độ |
2 |
Rối loạn giấc ngủ |
3 |
Sức khỏe suy kiệt |
4 |
Nôn mửa |
5 |
Mất tập trung thường xuyên |
6 |
Đau đầu |
7 |
Khóc lóc bất an |
8 |
Choáng váng |
9 |
Ngất xỉu trước, trong phòng thi |
Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý, nếu không vượt qua nỗi sợ phòng thi thì học sinh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực làm bài của thí sinh. Vì quá căng thẳng và sợ hãi như vậy, quá trình tư duy và làm bài có thể bị gián đoạn, sai lệch kết quả và dẫn đến kết quả thi cuối cùng không đạt hiệu quả như mong muốn.
Học sinh khó lòng tự tin hiên ngang bước vào phòng thi nếu quá trình ôn tập qua loa và lười biếng. Càng ôn luyện kỹ càng thì tâm lý càng vững vàng bởi vì việc ôn luyện quyết định đến 80% cơ hội thành công của học sinh, 20% còn lại nằm ở phong độ của các sĩ tử trong ngày thi.
Ngoài việc tránh những yếu tố ngoại cảnh như giao thông, thời tiết thì việc đi sớm sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ phòng thi cực hiệu quả. Tưởng tượng xem, bạn sẽ hớt ha hớt hãi, hoang mang chạy đến phòng thi vì sợ trễ giờ. Điều đó liệu có ảnh hưởng tích cực đến kết quả cuối cùng không?
Cố gắng dậy sớm, chủ động đến phòng thi trước 30 phút và dành trọn khoảng thời gian này để thả lỏng đầu óc và dồn hết sự tập trung cho việc làm bài thi sắp đến.
Tất nhiên các giám thị sẽ luôn nhắc nhở thí sinh về thời gian làm bài nhưng muốn tự mình vượt qua nỗi sợ phòng thi hiệu quả thì hãy tự mình đem theo đồng hồ để quản lý thời gian làm bài. Khi chủ động được thời gian, các em học sinh hoàn toàn có thể phân chia thời gian hợp lý cho từng phần thi và tâm lý cũng sẽ thoải mái hơn nhiều phần.
Vì quá tò mò nên rất nhiều thí sinh sẽ dò lại đáp án ngay khi bước ra khỏi phòng thi. Đây là con dao hai lưỡi vì nếu kết quả không như mong đợi sẽ gây suy sụp, mất tinh thần và ảnh hưởng tệ đến những bài thi sau.
Nếu muốn vượt qua nỗi sợ phòng thi một cách hiệu quả, các sĩ tử cần phải có một kế hoạch học tập và ôn luyện thông minh cộng thêm chút tâm lý vững vàng là hoàn toàn có thể “quét sạch” toàn bộ bài thi.
Ôn thi bứt tốc lớp 10 và LTĐH tại NQH TUTOR là lựa chọn hàng đầu của các em học sinh dạo gần đây. Với đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao, lộ trình giáo dục được cá nhân hóa theo từng học sinh và phương pháp dạy học chất lượng, NQH Tutor đảm bảo các em học sinh sẽ tiến bộ vượt bậc bằng HỢP ĐỒNG CAM KẾT.
Trung tâm gia sư tuyệt đỉnh NQH TUTOR chuyên dạy kèm các môn học các cấp Tiểu Học, THCS, THPT, gia sư theo nhóm và luyện thi chứng chỉ tiếng Anh (IELTS - TOEIC).
—-----------------
Các bài viết liên quan:
Chuyến Bay Thẳng Tiến Đến Những Ước Mơ
Làm Thế Nào Để Chọn Ngành Nghề Phù Hợp Khi Không Biết Mình Thích Gì?