Overthinker là người thường xuyên gặp tình trạng overthinking trong nhịp sống tấp nập hiện nay. Làm cách nào để biến những suy nghĩ miên man trong đầu trở nên hữu ích cho bản thân? Hãy cùng NQH Tutor tìm hiểu 3 cách để trở thành một overthinker tích cực!
Đúng như cái tên, overthinker là những người có trạng thái suy nghĩ quá nhiều, hình thành sự tiêu cực và phức tạp hóa mọi chuyện từ quá khứ cho tới tương lai. Việc suy nghĩ thấu đáo trước mọi vấn đề là một điều tốt, nhưng nếu bạn cứ bị mắc kẹt trong những suy nghĩ vẩn vơ và liên tục lo âu thì đó là dấu hiệu bạn đang bị overthinking (suy nghĩ quá mức).
Các overthinker đúng ra phải là những người kĩ càng và bình tĩnh trước mọi chuyện vì họ suy nghĩ rất nhiều trước khi đưa ra quyết định, thế nhưng càng nghĩ họ lại càng bị mắc kẹt trong chính suy nghĩ của mình và bỏ lỡ nhiều cơ hội tới với họ.
Vậy làm cách nào để trở thành một overthinker tích cực? Hãy cùng xem qua các cách mà NQH Tutor đã tổng hợp để nâng cao chất lượng suy nghĩ của mình ngay nhé!
Trước mọi vấn đề lớn nhỏ trong cuộc đời, các overthinker thường sẽ suy nghĩ rất nhiều tới các tình huống và kết quả có thể xảy ra. Điều này xuất phát từ mong muốn kiểm soát và làm tốt mọi chuyện, cũng như lo sợ sẽ làm người khác thất vọng nên họ thường sẽ dành rất nhiều thời gian để suy tính mọi đường đi nước bước.
Tuy nhiên, càng nghĩ họ sẽ càng bị dẫn lối tới những suy nghĩ tiêu cực và áp lực, điều đó đẩy overthinker rơi vào trạng thái lo âu và nghĩ ngợi quá nhiều, dẫn tới trì trệ trong tư duy và cảm thấy bản thân bị “mất năng lượng” dần theo thời gian.
Overthinker thường hay để tâm tới những chi tiết nhỏ, càng suy xét nó họ càng thấy tiêu cực và mơ hồ. Ngoài những chi tiết nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, họ còn rất quan tâm tới những sự thay đổi về biểu hiện trên gương mặt của người đối diện. Chỉ một động thái nhỏ cũng khiến overthinker bị “over” mọi ý nghĩ của mình lên và mất kiểm soát trong việc cân bằng suy nghĩ tích cực và tiêu cực trong đầu.
Việc suy nghĩ quá nhiều và sản sinh liên tục các ý nghĩ tiêu cực sẽ dễ dàng khiến tinh thần chúng ta nhanh chóng kiệt quệ. Trong trường hợp tình trạng bị kéo dài thì nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe về thể chất và cả tinh thần của chúng ta, dẫn tới một số căn bệnh khác như: rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu và trầm cảm.
Ngoài ra, các overthinker còn có xu hướng tìm tới chất kích thích để giải tỏa tâm trạng. Tới một giới hạn nào đó, các overthinker sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chán nản, họ sẽ không có hứng thú để làm bất kì việc gì nữa và điều này gây ảnh hưởng xấu tới công việc cũng như khả năng thông suốt trong việc xử lý vấn đề.
Điều đầu tiên mà overthinker cần nhớ là phải luôn nghĩ tới giải pháp. Suy cho cùng thì chúng ta thường suy nghĩ quá nhiều tới những vấn đề mà chúng ta chưa hoặc không thể giải quyết được. Việc chúng ta suy nghĩ tới giải pháp và cố gắng áp dụng nó sẽ cho chúng ta cảm giác kiểm soát được mọi việc mà không bị sự tiêu cực dẫn dắt dòng suy nghĩ của mình.
Điều thứ hai mà một overthinker cần phải nhớ nằm lòng chính là luôn có yếu tố niềm tin và hi vọng trong suy nghĩ. Các overthinkers thường mắc một sai lầm là luôn nghĩ tới những điều tồi tệ có thể xảy ra. Nên nhớ rằng khi bạn liên tục nghĩ về một điều gì đó trong đầu, cơ thể bạn sẽ đưa ra những hành động tương ứng để có được điều đó dù bạn muốn hay không.
Vậy nên hãy luôn suy nghĩ mọi thứ theo hướng tích cực và đặt niềm tin vào bản thân là “Tôi có thể” để tạo thêm động lực cho mình tiến lên, chứ không phải để mình thụt lùi.
Một điều mà overthinker thường mắc phải chính là họ biết mình đang suy nghĩ miên man và cảm thấy tiêu cực, nhưng họ không nhận ra nó. Mình biết mình đang buồn nhưng lại không rõ mình buồn vì lý do gì, chỉ biết đắm mình trong những dòng suy nghĩ đó và mắc kẹt mãi trong trạng thái tiêu cực.
Phải nhận ra mình đang buồn để ngay lập tức thoát ra khỏi trạng thái đó, hướng những dòng suy nghĩ của mình tới viễn cảnh tươi sáng và tốt đẹp hơn. Có như vậy thì overthinker mới không trở thành “nô lệ” của cảm xúc và bị sự tiêu cực dẫn dắt nữa.
Overthinking không hẳn là xấu miễn là các overthinkers có thể nâng cao chất lượng suy nghĩ của mình và khiến nó trở nên tích cực hơn thì những suy nghĩ quá mức đó sẽ có thể biến overthinker trở thành những người thấu đáo và chỉn chu trong mọi hành động của mình. Hãy liên tục rèn luyện các thói quen trên để trở thành một overthinker tích cực bạn nhé!
Học gia sư tại Trung tâm gia sư tuyệt đỉnh NQH Tutor là lựa chọn hàng đầu của các gia đình Việt Nam dạo gần đây. Với đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao, lộ trình giáo dục được cá nhân hóa theo từng học sinh và phương pháp dạy học chất lượng, NQH Tutor đảm bảo các em học sinh sẽ tiến bộ vượt bậc bằng HỢP ĐỒNG CAM KẾT.
Trung tâm gia sư tuyệt đỉnh NQH TUTOR chuyên dạy kèm các môn học các cấp Tiểu Học, THCS, THPT, gia sư theo nhóm và luyện thi chứng chỉ tiếng Anh (IELTS - TOEIC).
—-----------------
Các bài viết liên quan:
4 Thông Điệp Tuổi Trẻ Mà Ai Cũng Cần Phải Biết
4 Cách Biến Áp Lực Đồng Trang Lứa Thành Động Lực Không Phải Ai Cũng Biết