Nếu bạn gặp khó khăn khi có quá nhiều lựa chọn nhưng không biết cân nhắc chọn cái phù hợp thì phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” có thể sẽ giúp bạn giải quyết ngay vấn đề đó.
Năm 1985, Edward De Bono đã xuất bản quyển sách “Six Thinking Hats” (6 chiếc mũ tư duy) đưa ra một phương pháp tư duy mới mẻ, dùng trong thảo luận và bàn bạc. Phương pháp này đã nhanh chóng trở nên phổ biến nhờ tính hiệu quả cũng như tiết kiệm cho người ứng dụng.
Chiếc mũ màu trắng là chiếc mũ đại diện cho tư duy dựa trên dữ liệu thực tế và thông tin có căn cứ, khách quan. Người đội mũ màu trắng sẽ đưa ra các ý kiến dựa trên dữ liệu chính xác như doanh thu, số lượng khách hàng, tỷ lệ nghỉ việc, tỷ lệ tuyển mới…trong tháng và sẽ không đưa ra ý kiến, bình luận từ góc độ cá nhân của mình.
Những câu hỏi nên sử dụng:
Mọi người đã có những thông tin gì về vấn đề này
Những thông tin nào liên quan trực tiếp đến vấn đề đang xem xét?
Liệu chúng ta đã bỏ sót những thông tin, dữ liệu nào?
Trái ngược với mũ trắng, người đội mũ đỏ sẽ là người đại diện cho tư duy về mặt trực giác, cảm tính. Lúc này, bạn sẽ có xu hướng dựa hoàn toàn trên cảm xúc của mình để đánh giá sự việc mà không cần bất cứ dữ kiện thực tế, lý luận chứng minh nào. Với phương pháp tư duy theo mũ đỏ, bạn sẽ dễ dàng thấu hiểu suy nghĩ và những phản ứng của người khác.
Các câu hỏi nên sử dụng khi tư duy mũ đỏ:
Mình có thích vấn đề, giải pháp này không?
Cảm giác lúc này của mình ra sao?
Trực giác mách bảo mình cần làm gì?
Mũ vàng tượng trưng cho lối tư duy tích cực nhất trong 6 chiếc mũ. Theo đó, khi đội chiếc mũ màu vàng, bạn sẽ đưa ra các ý kiến, phát biểu mang tính lạc quan, tích cực, hy vọng cho công ty để tiếp thêm động lực, niềm tin cho người nghe. Nhờ sự lạc quan này sẽ giúp mọi người thêm tự tin và không bỏ qua các cơ hội có thể có được khi triển khai công việc.
Một số câu hỏi nên sử dụng khi tư duy theo mũ vàng:
Kết quả chúng ta sẽ đạt được khi tiến hành dự án/điều này là gì?
Góc nhìn tích cực của vấn đề này là gì?
Chúng ta sẽ làm nhưng thời gian trong bao lâu?
Trong 6 chiếc mũ tư duy thì mũ xanh dương đóng vai trò quản lý để điều phối tổ chức và kiểm soát các chiếc mũ khác. Người đội chiếc mũ này thường là các chủ tọa trong các cuộc họp hay các cuộc thảo luận, có nhiệm vụ tiếp nhận, phân tích các phát biểu được nêu và đưa ra quyết định cuối cùng.
Các câu hỏi nên áp dụng khi tư duy mũ xanh:
Chúng ta ngồi ở đây với mục tiêu gì?
Chúng ta cần thống nhất các quy tắc nào?
Thứ tự phát triển của những người đại diện cho chiếc nón ra sao?
Ai là người tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt?
Kết quả đạt được sau buổi họp là gì?
Thời gian để bắt đầu hành động là khi nào?
Thông tin đã đủ để giải quyết vấn đề chưa?
Mũ xanh lá cây biểu trưng cho những tư duy sáng tạo trong phương pháp 6 chiếc mũ tư duy. Vậy nên, người đội chiếc mũ này sẽ cần tư duy theo hướng mới lạ mà chưa có ai từng đề cập đến để xử lý vấn đề. Hướng tư duy này có thể có giải pháp hiệu quả hoặc không nhưng bạn không nên bỏ qua để đa dạng các giải pháp cũng như rèn luyện tính sáng tạo, tránh việc phải đi vào lối mòn có sẵn.
Một số câu hỏi nên áp dụng:
Liệu có cách khác để thực hiện không?
Nếu làm khác rồi, liệu còn cách nào tối ưu hơn không?
Phương pháp này có ai làm chưa?
Chiếc mũ màu đen sẽ đại diện cho việc tư duy theo hướng phân tích và tìm ra các rủi ro, lỗi sai, sự bất hợp lý… của vấn đề đang trao đổi. Trong phương pháp 6 chiếc mũ tư duy thì việc tư duy theo mũ đen sẽ phù hợp khi bạn muốn xác định được những điểm yếu trong cách giải quyết của bản thân hoặc muốn phân tích mức độ rủi ro của công việc. Từ đó, bạn sẽ tiến hành điều chỉnh hoặc lên kế hoạch dự phòng để không ảnh hưởng đến việc đang làm.
Các câu hỏi nên sử dụng:
Các rủi ro khi thực hiện dự án này?
Khó khăn gặp phải khi triển khai?
Công ty/Phòng ban/Mình sẽ gặp nguy cơ tiềm ẩn nào?
Khi áp dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy là có thể kết hợp nhiều kỹ năng của bản thân: tham vọng, kỹ năng thực hành, sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng. Đồng thời, giảm thiểu được khả năng xung đột từ quá nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là trong nhóm thảo luận.
Với việc thay đổi cách tư duy liên tục và linh hoạt, phương pháp này sẽ giúp bạn có cái nhìn một cách toàn diện.
Giải pháp cho việc tổng hợp và phân tích toàn diện ý kiến của các thành viên khi làm việc nhóm chính là áp dụng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” để giải quyết ý kiến trái chiều,có sự lựa chọn phù hợp và tiến tới kết quả hài lòng cuối cùng.
Đó cũng chính là phương pháp tư duy mà các thầy cô tại NQH Tutor luôn đặc biệt quan tâm và tập trung áp dụng và phát triển cho từng học sinh. Nhờ vậy, mỗi học sinh của NQH Tutor không chỉ có kết quả học tập tốt, mà còn tích lũy kỹ năng phân tích và suy luận đa chiều.
Trung tâm gia sư tuyệt đỉnh NQH TUTOR chuyên dạy kèm các môn học các cấp Tiểu Học, THCS, THPT, gia sư theo nhóm và luyện thi chứng chỉ tiếng Anh (IELTS - TOEIC).
—-----------------
Các bài viết liên quan:
Cô Minh Tâm - Từ Câu Nói Tâm Đắc Cho Đến Hiện Thực Lý Tưởng
Cơ Hội Tuyệt Vời Tại NQH Tutor - Gia Sư Tuyệt Đỉnh
4 Cách Biến Áp Lực Đồng Trang Lứa Thành Động Lực Không Phải Ai Cũng Biết